Bạn có biết, trung bình một sinh viên năm nhất tại Mỹ viết 92 trang luận văn trong năm học đầu tiên? Điều đó tương đương với một lượng bài viết tiếng Anh học thuật khá lớn?

Vậy Tiếng Anh học thuật (Academic Writing) là gì? Đó là loại ngôn ngữ đặc biệt được sử dụng trong các trường đại học và viện nghiên cứu, cũng như trong những công việc đặc thù liên quan đến các chuyên ngành hàn lâm. Vì vậy, để bắt đầu thử sức với Tiếng Anh học thuật, trình độ của bạn phải ở mức intermediate hoặc advanced, và bạn phải có một nền tảng ngữ pháp và từ vựng chắc chắn.

Bạn đang xem: Học thuật là gì english

Hãy tham khảo một vài tips sau và dành thời gian luyện tập, bạn sẽ thấy việc chinh phục Tiếng Anh học thuật hoàn toàn không “bất khả thi” chút nào!

*

MỘT BÀI ACADEMIC WRITING CẦN NHỮNG GÌ?

Bố cục 3 phần rõ rang: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Luận điểm có sức thuyết phục với người đọc. Luận chứng để củng cố cho các luận điểm được nêu. Cách viết khách quan (không sử dụng ngôi thứ nhất như “I” hoặc “me”). Trình bày tiêu chuẩn: cách dòng giữa các đoạn văn, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12.

7 ĐIỀU CẦN BIẾT CHO NGƯỜI MỚI LÀM QUEN VỚI ACADEMIC WRITING

1. Tham gia một số khóa học ngắn về Tiếng Anh học thuật:

Nếu bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để bước vào chương trình học (Đại học trở lên) ở nước ngoài, bạn có thể tham gia một số khóa intro ngắn hạn về Academic Writing. Các khóa học này sẽ hướng dẫn cho bạn những kiến thức cơ bản và thiết yếu như cấu trúc và kinh nghiệm trong Viết học thuật.

Nếu quá bận rộn với các công việc cá nhân, bạn hoàn toàn có thể tham gia chương trình học online. Hiện trên mạng có rất nhiều khóa học trực tuyến hấp dẫn và uy tín như Future Learn hoặc Coursera.

Nếu bạn muốn vừa học vừa tương tác với giảng viên, được chữa bài thường xuyên và giải đáp mọi thắc mắc, bạn có thể đăng ký học tại các Trung tâm Anh ngữ. Ở JOLO hiện có các khóa chuyên về Academic Writing khai giảng hàng tháng với số lượng học sinh mỗi lớp chỉ từ 6 – 12 người.

2. Học cách viết trang trọng:

Khi sử dụng ngôn ngữ viết trang trọng (formal writing), bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Không sử dụng cấu trúc viết tắt như “don’t” thay cho “do not”. Không sử dụng từ lóng hoặc ngôn ngữ văn nói. Không sử dụng ngôi thứ nhất trong hành văn. Hãy tách biệt góc nhìn cá nhân khỏi bài viết và để thực tế (fact) lên tiếng thay bạn. Ví dụ: thay vì “I think this experiment shows…” (Tôi nghĩ thí nghiệm này cho thấy…), hãy diễn đạt là “The results of the experiment imply…” (Kết quả của thí nghiệm thể hiện….) Không bày tỏ cảm xúc và luôn bám sát thực tế. Những từ ngữ thể hiện thái độ thường không được áp dụng trong bài viết học thuật. Ví dụ: thay vì nói cái gì đó “bad” hoặc “terrible”, hãy dùng từ “inadequate” hoặc “poor”.

Những quy tắc cho formal writing còn được áp dụng cho việc viết các văn bản và thư từ trong công việc, vì vậy bạn cần phải nắm rõ chúng.

*

3. Sử dụng ngữ pháp chuẩn mực:

Các kiến thức ngữ pháp của bạn chủ yếu do học từ trên lớp, sách vở hoặc Internet. Tuy nhiên, Tiếng Anh học thuật có các quy tắc riêng để đảm bảo ý nghĩa của cấu trúc không đổi trong mọi cách ứng dụng.

Để nắm vững kiến thức này, bạn cần sử dụng các tài liệu ngữ pháp tiêu chuẩn (Grammar style book). Những tài liệu này sẽ hướng dẫn cho bạn mọi thứ, từ cách viết hoa, viết tắt cho đến cách sử dụng dấy phẩy và chấm phẩy trong câu. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn định hướng những loại sách, bài báo, bài nghiên cứu và các nguồn khác bạn được phép sử dụng hoặc trích dẫn trong quá trình làm viết luận. Những Tiêu chuẩn ngữ pháp phổ biến nhất hiện nay là:

APA (American Psychological Assocation): được dùng chủ yếu trong luận văn, báo chí, doanh nghiệp hoặc trong các môn khoa học xã hội (như tâm lý học, kinh tế học…) MLA (Modern Language Association): được dùng chủ yếu trong các bài viết về nghệ thuật và văn hóa. Chicago Manual: là một trong những tiêu chuẩn lâu đời và hoàn chỉnh nhất. Nó không được sử dụng phổ biến, nhưng thường xuất hiện trong các lĩnh vực về doanh nghiệp, tội phạm học và lịch sử.

Mỗi trường học hoặc cơ quan có thể áp dụng yêu cầu về tiêu chuẩn ngữ pháp riêng, vì vậy bạn cần kiểm tra lại điều này trước khi bắt tay vào bài viết.

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh ngôn ngữ học thuật và giao tiếp. Tiếng Anh học thuật (Academic English) là gì? Giữa cả hai có sự khác biệt ra sao? Tiếng Anh học thuật cần thiết và quan trọng như thế nào?

Bạn hãy đọc thật kỹ bài viết để có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về tiếng Anh học thuật và tiếng Anh giao tiếp. Theo đó, bạn sẽ phần nào đó hiểu rõ hơn về tiếng Anh học thuật.

Tiếng Anh học thuật khác tiếng Anh giao tiếp như thế nào?

Về cơ bản, có thể hiểu đơn giản, tiếng Anh học thuật là tiếng Anh sử dụng ngôn ngữ trang trọng, phức tạp và cân tuân thủ các nguyên tắc về từ vựng và ngữ pháp. Đối với tiếng Anh giao tiếp, ngôn ngữ lại tự nhiên và không cần quá trang trọng, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày với bạn bè, gia đình.

Về mục đích, tiếng Anh học thuật được sử dụng nhiều và phổ biến trong các môi trường chuyên nghiệp mang tính học thuật. Các bạn sẽ thường thấy xuất hiện ở các hội nghị, các bài báo chính thống, trong sách giáo khoa, các tài liệu…

Bên cạnh đó, tiếng Anh giao tiếp sẽ được sử dụng trong cuộc sống, trong đối thoại hằng ngày (nói hoặc viết trong mọi hoạt động, sinh hoạt thông thường).

Xem thêm: Part 5 không khó khi có 10 đề thi toeic reading part 5 có đáp án chi tiết

Về từ vựng, từ vựng tiếng Anh học thuật sẽ đa dạng và phức tạp hơn, ít gặp trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường. Ngược lại, từ vựng tiếng Anh giao tiếp lại đơn giản, quen thuộc, thường hay bắt gặp trong các cuộc đối thoại hằng ngày.

Về đối tượng sử dụng, tiếng Anh học thuật cần thiết cho học sinh, sinh viên với mong muốn đi du học hoặc học trong môi trường tiếng Anh (nói chung là môi trường mang tính quốc tế). Không những vậy, tiếng Anh học thuật còn phù hợp cho người đang làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia hoặc đang tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, tiếng Anh giao tiếp phù hợp với người chỉ cần kĩ năng giao tiếp, không có ý định học hay làm việc trong các lĩnh vực mang tính học thuật hoặc làm các công việc phải sử dụng ngôn ngữ trang trọng.

Về ngữ pháp, tiếng Anh học thuật đòi hỏi phải chú trọng vào ngữ pháp. Đối với tiếng anh giao tiếp, ngữ pháp không cần quá chú trọng, chỉ tập trung vào diễn đạt cho người nghe hiểu được nội dung muốn truyền tải.

Tại sao cần phải học tiếng Anh học thuật?

Như những gì đã phân tích rõ bên trên, các bạn có thể thấy được tiếng Anh học thuật thật sự cần thiết cho những ai muốn học tập và làm việc trong môi trường quốc tế.

Theo đó, các bạn sử dụng tiếng Anh học thuật để tiếp thu các kiến thức mới, đọc hiểu, mô tả và truyền đạt những nội dung mang tính phức tạp và tư duy trong các lĩnh vực học thuật. 

Học sinh được nghe, nói, đọc, viết về các môn học, các chủ đề bằng tiếng Anh theo ngôn ngữ học thuật (thường xuất hiện trong sách giáo khoa và tài liệu học tập). Vậy nên cũng có thể kết luận, tiếng Anh học thuật là ngôn ngữ của trường học.

Lấy ví dụ, khi học môn Nghiên cứu Xã hội hoặc một môn về lĩnh vực chuyên sâu, học sinh bản xứ sẽ có nhiều lợi thế hơn so với học sinh quốc tế, do các bạn đã có kiến thức cơ bản cũng như nhiều vốn từ vựng.

Vì thế, học sinh Việt Nam nên bắt đầu chuẩn bị cho mình tiếng Anh học thuật càng sớm càng tốt. Đây sẽ là những kiến thức vô cùng cần thiết để hiểu bài và bắt kịp với các bạn trong lớp, tự tin giao tiếp và tự do truyền đạt ý tưởng khi đi du học.

Tiếng Anh học thuật đòi hỏi nhiều sự cố gắng và tốn nhiều thời gian

Với sự phát triển liên tục của công nghệ, ngày nay học sinh có thể tự học tiếng Anh giao tiếp thông qua nhiều hình thức như xem video hướng dẫn, thực hành tương tác và trò chuyện với bạn bè quốc tế thông qua các trang mạng xã hội để nâng cao khả năng phản xạ cũng như khả năng giao tiếp. 

Ngược lại, tiếng Anh học thuật lại có phần đòi hỏi ở người học nhiều và khó khăn hơn. Các ngôn ngữ học thuật vốn khô khan và không có tính ứng dụng trong đời sống hằng ngày, do đó, học sinh cần có sự hướng dẫn trực tiếp thật rõ ràng, cụ thể mới có thể dễ dàng ghi nhớ. 

Nhìn chung, một người học tiếng Anh trung bình mất khoảng 3 tháng đến một năm để thành thạo tiếng Anh giao tiếp, tuy nhiên lại mất nhiều năm để nắm vững được tiếng Anh học thuật. Đây cũng chính là lí do bạn nên chuẩn bị và rèn luyện tiếng Anh học thuật càng sớm càng tốt.

Nhìn chung, bài viết đã khái quát một cách rõ ràng và chi tiết cho bạn về tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật. Bên cạnh đó, bạn cũng thấy được sự cần thiết của tiếng Anh học thuật và những điều bạn cần làm để đầu tư thật tốt cho bản thân.

Trần Nguyễn Anh Khoa

Tham khảo phương pháp giảng dạy tại Học viện Đào tạo IELTS Chuyên sâu timluanvan.com:

S-BASED METHOD (C) – PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH HỌC THUẬT

Khóa học Luyện viết tiếng Anh học thuật – Writing Mindset Mastery tại timluanvan.com

*

Khóa học tập trung giúp các bạn học sinh cấp THCS, THPT và Sinh viên Đại học làm quen với lối tư duy tiếng Anh học thuật, xây dựng nền tảng, có tầm nhìn tổng quan, hiểu rõ nguyên lý và thông thạo việc viết tiếng Anh học thuật và viết tiếng Anh trong bài thi chuẩn hóa ngôn ngữ quốc tế như IELTS Academic & General Training, TOEFL i
BT hay PTE Academic.