Bạn đang chuẩn bị ra trường, bạn đang không biết sắp tới nhà trường sẽ cho mình làm luận văn, đồ án, báo cáo hay 1 bài tiểu luận, 1 bài thực tập trước khi ra trường, trước hết hãy cùng tìm hiểu và phân biệt thế nào là luận văn, tiểu luận, đồ án, chuyên đề, báo cáo là gì trước khi tiến hành làm.

Bạn đang xem: Luận văn hay luận án


Một số khái niệm về việc học thường gặp trong trường Đại Học

Dưới đây là định nghĩa như thế nào là bài tập lớn, bài tập nhỏ, đồ án, báo cáo thực tập, chuyên đề, bài thu hoạch, tiểu luận, luận án … mà các bạn sinh viên thường gặp phải trong quá trình đi học, đặc biệt là có nhiều bài luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, luận án thường hay gặp phải khi chuẩn bị ra trường.

*

Luận văn (luận văn tốt nghiệp)

Hay các bạn sinh viên còn biết đến như khóa luận trong trường, về nội dung thì cũng giống như 1 chuyên đề. Luận văn là một bài làm dùng để nghiên cứu về một chủ đề, một nghiên cứu nào đó. Luận văn sẽ được giáo viên hướng dẫn yêu cầu các bạn tiến hành làm sau khi kết thúc khóa học, chuyên đề nào đó. Nếu bạn bảo vệ được luận văn, chuyên đề thành công thì sẽ được xét là tốt nghiệp và ra trường.. Cấu trúc của một bài luận văn sẽ do nhà trường và giáo viên quy định. Ở nước ngoài thì các trường gọi luận văn là Thesis/Dissertation. Dichvuthuctap.net hiện đang cung cấp dịch vụ viết luận văn thuê cho các bạn sinh viên theo yêu cầu.

*

 

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đây là bài báo cáo mà sinh viên phải làm khi đi thực tập ở 1 đơn vị, doanh nghiệp nào đó, khi mà sinh viên chuẩn bị ra trường. Một số trường thường quy định sinh viên phải làm báo cáo thực tập trước khi làm khóa luận văn thực tập. Tùy theo ngành mà bạn học thì báo cáo thực tập sẽ có tên và đề tài khác nhau ví dụ bạn học marketing thì khi làm bài thường là, Bài báo cáo hoạt động kinh doanh tại công ty X. Hoặc là nghiên cứu 1 phần nhỏ, 1 lĩnh vực trong công ty.

*

Bài tập hàng ngày giáo viên

Bài tập hàng ngày là công việc mà giáo viên thường xuyên giao cho các sinh viên tiến hành làm hàng ngày trong thời gian ở nhà.. Cho dù là học sinh đi học hay người đang đi học cao học, đại học đều phải làm bài tập về nhà. Đặc điểm của bài tập về nhà trong lúc học thì giáo viên,người hướng dẫn hay giảng viên sẽ giao cho người tham dự thực hiện nó. Nó thường chiếm tỉ lệ điểm của môn đó là 10~20% hoặc là bài điều kiện để được thi. Bài tập về nhà trong tiếng anh sẽ tương đương với Assignment hoặc Homework Assignment. Hocthue.net hiện có dịch vụ làm thuê assignment nhé~

Bài tập lớn

Bài tập lớn là bài tập dành riêng cho sinh viên trong một số chuyên ngành, sự khác biệt giữa bài tập lớn so với bài tập về nhà đó chính là khối lượng công việc dành cho bài tập lớn và phải tốn khá nhiều thời gian hơn để thực hiện và xử lý.

*

Báo cáo

Báo cáo là một văn bản dùng để đúc kết quá trình nghiên cứu, làm một việc gì đó mà sinh viên được giao khi về nhà. Báo cáo có thể là kết quả nghiên cứu một thực nghiệm, một quá trình nghiên cứu nào đó mà sinh viên đúc kết được ghi lại ra giấy. Báo cáo là việc mà sinh viên thường hay gặp đặc biệt là trong khối ngành khoa học, kỹ thuật.

*

Đồ án

Về khái niệm thì đồ án giống như bài tập lớn nhưng khối lượng công việc nhiều hơn, chiếm tỉ lệ điểm cao hơn, và độ khó, thời gian làm đồ án thông thường khá lâu từ 1 – 2 tháng. Thông thường đồ án thường được dùng trong ngành kỹ thuật là chính

*

Bài thu hoạch

Bài thu hoạch là nói về việc đút kết quá trình sinh viên trải qua khi đi thực tế. Thông thường nội dung bài thực tập giống như bài văn, phí thu hoạch khi đi 1 ngày làm công nhân môi trường …..

*

Đồ án tốt nghiệp

Cũng giống như đồ án, chỉ dành cho ngành kỹ thuật nhưng nó dài hơn và đóng vai trò quan trọng hơn để sinh viên ra trường. Thông thường đồ án tốt nghiệp là tổng hợp của nhiều đồ án nhỏ Chẳng hạn đồ án chế tạo 1 chiếc điện thoại di động , đồ án chế tạo máy bay trực thăng …. Đồ án tốt nghiệp có thể ở dạng mô phỏng vì dụ mô phỏng quá trình chế tạo sản phẩm gì đó ….

*

Tiểu luận

Tiểu luận cũng có thể coi là 1 bài tập lớn và nó được xem là một bài tổng hợp đủ thứ. Trường hợp bạn đang làm tiểu luận cao học thì nó sẽ giống như một bài luận văn.. Dichvuthuctap.net hiện đang có dịch vụ làm tiểu luận thuê thao yêu cầu.

*

Chuyên đề

Chuyên đề là văn bản trình bày về chủ đề nào đó. Nó rất giống với “bài tập lớn” hay “tiểu luận”. Thông thường cụm từ này dành cho các ngành kinh tế. Về độ lớn (kích thước trang) thì chuyên đề có thể tương đương đương hoặc lớn hơn tiểu luận, và sẽ nhỏ báo cáo thực tập, có thể coi là luận văn thu nhỏ.

Xem thêm: Dừng du học theo đề án 322 chẳng khác gì, quyết định 322/2000/qđ

*

Khóa luận

Trong nhiều trường đại học thì khóa luận thường giống như là một tiểu luận lớn. Khóa luận được xem như là một văn bản nghiên cứu về một chủ đề nào đó. Số lượng trang trong bài khóa luận thường ít hơn so với trong bài luận văn. Chỉ thấy ở một vài trường đại học tùy theo giáo viên hướng dẫn . Thường dùng để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về một chủ đề, và giống như luận văn, người làm phải bảo vệ khóa luận .

*

Luận văn thạc sĩ

Chỉ áp dụng cho các bạn đang học trong các lớp cao học. Sự khác biệt so với luận văn tốt nghiệp ở cử nhân đó là nó phải nghiên cứu dựa trên sự thiếu hụt về kiến thức lý thuyết và thực tiễn. Như vậy luận văn thạc sĩ nhìn chung là sự “hoàn thiện” hơn cho lý luận và thực tế, rông hơn và bao quát hơn luận văn tốt nghiệp. Nhìn chung luận văn thạc sĩ có thể chưa phải có kết quả mới. Trong tiếng anh sẽ tương đương với Master’s Thesis/Dissertation

*

Luận án

Thường gặp nhất là luận án tiến sĩ. Luận án là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Đặc biệt nó phải là một kết quả mới, kiểm chứng mới thì mới được coi là luận án, riêng ở Việt Nam chỉ cần tìm kiếm 1 lĩnh vực nào đó ra kết quả thì cũng được coi là luận án.

*

Người nước ngoài thường không phân biệt quá mức từ ngữ “luận án” hay “luận văn thạc sĩ”, “luận văn tốt nghiệp” – mọi bài luận đều được định nghĩa là Thesis/Dissertation. Chủ yếu là do độ khá và đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu.

Sáng ngày 10/6 vừa qua, Bộ môn Quản lí Khoa học, Công nghệ và Đổi mới thuộc Khoa Khoa học Quản lí, trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học với chủ đề: Sự khác biệt giữa khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án tiến sĩ từ góc độ phương pháp nghiên cứu khoa học do PGS.TS Đào Thanh Trường (Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Chính sách và quản lí, Trưởng bộ môn Quản lí khoa học, Công nghệ và Đổi mới ) chủ trì.
*
Tọa đàm đã thu hút rất đông đảo các cán bộ, giảng viên, học viên, NCS trong trường cũng như nhiều trường khác, cơ quan khác đến tham dự
Tham dự hội thảo có đông đảo cán bộ, giảng viên, học viên cao học, NCS của Khoa Khoa học Quản lí và các khoa trong trường. Bên cạnh đó Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ giảng dạy đến từ các trường đại học khác ở Hà Nội, cơ quan thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội,Học viện Khoa học Công nghệ và đổi mới.

Tọa đàm rất vinh dự được PGS.TS Vũ Cao Đàm (nguyên là Viện trưởng sáng lập của Viện quản Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN), cũng nguyên là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách (tiền thân của Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐHKHXH&NV) đến tham dự và chia sẻ một số điểm khác biệt giữa luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ dưới góc độ phương pháp nghiên cứu khoa học.

Trong phần chia sẻ của mình, Thầy Vũ Cao Đàm đã nhấn mạnh: rất hoan nghênh sáng kiến của Bộ môn QL KH, CN và ĐM của Khoa KHQL đã tổ chức tọa đàm khoa học này. Bởi trên thực tế có rất nhiều NCS khi tiến hành nghiên cứu của mình vẫn không thể phân biệt được vậy một luận án tiến sĩ thì cần phải có điểm gì khác, đòi hỏi gì cao hơn so với một luận văn thạc sĩ từ góc độ phương pháp. Chính vì vậy mà đôi khi gặp rất nhiều lúng túng và chất lượng luận án không được tốt. Mỗi ngành khoa học có những phương pháp nghiên cứu riêng, nhưng cấu trúc logic thì giống nhau bao gồm: đặt câu hỏi nghiên cứu, luận điểm khoa học, các luận cứ nhằm chứng minh luận điểm và các phương pháp để tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên mức độ đòi hỏi ở khóa luận, luận văn, luận án sẽ khác nhau và Luận án tiến sỹ hoàn thiện nhất về phương pháp luận. Theo quan điểm của Thầy, một luận án tiến sĩ ngoài việc xác định ra được các câu hỏi nghiên cứu đúng, có giá trị, cần phải đặt ra các giả thuyết để đi tìm luận cứ chứng minh (điều này lại không bắt buộc ở khóa luận tốt nghiệp hay luận văn thạc sĩ).

*
PGS.TS Vũ Cao Đàm chia sẽ tại buổi Tọa đàm

Sau phần chia sẻ của Thầy Vũ Cao Đàm, có nhiều cán bộ hiện đang giảng dạy về Phương pháp nghiên cứu khoa học ở trường ĐHKHXH&NV và một số trường đại học khác, cũng như các học viên cao học, NCS đã đặt các câu hỏi, bình luận, trao đổi rất sôi nổi, chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của mình xung quanh chủ đề buổi Tọa đàm. Nhiều câu hỏi, băn khoăn về việc có cần đặt ra giả thuyết đối với một luận văn, luận án khi đã có các câu hỏi nghiên cứu?, hay cách xử lí nhưng thế nào trong trường hợp sau khi chứng minh thì giả thuyết đặt ra ban đầu là sai? đã được trao đổi và đưa ra những gợi ý rất cụ thể.

*

*

*
Một số đại biểu tham dự Tọa đàm đã chia sẻ thẳng thẳn, cởi mở về các khia cạnh của chủ đề buổi
Tọa đàm

Kết luận buổi Tọa đàm, PGS.TS Đào Thanh Trường trân trọng cảm ơn sự đồng hành của PGS.TS Vũ Cao Đàm trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa KHQL nói riêng và trường ĐHKHXH&NV nói chung. Những chia sẻ của Thầy thực sự rất hữu ích cho học viên cao học, NCS đang học tập tại trường cũng như cán bộ đang giảng dạy về phương pháp nghiên cứu khoa học. PGS.TS Đào Thanh Trường cũng cho biết: việc tổ chức các Tọa đàm, sinh hoạt khoa học trong thời gian tới sẽ được Bộ môn cũng như Khoa KHQL quan tâm, đẩy mạnh, tạo điều kiện để sinh viên, học viên, NCS tham gia nhiều hơn vào các sinh hoạt học thuật của Khoa, nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

*
PGS.TS Đào Thanh Trường kết luận

Kết thúc buổi Tọa đàm, thay mặt cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa KHQL và bộ môn QLKH,CN và ĐM, PGS.TS Đào Thanh Trường tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng PGS.TS Vũ Cao Đàm.